Cách tính lương cơ bản năm 2018 Lương cơ bản là lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Lương cơ bản không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác. Vậy cách tính lương cơ bản như thế nào? Tham khảo bài viết bên dưới để hiểu thêm về cách tính nhé!

Theo đó, mức lương bậc 1 – mức lương thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng.
Từ ngày 1/7/2018, mức lương tối thiểu vùng 2018 được quy định như sau:
– Vùng I: 3.980.000 đồng/ tháng (Một số quận – huyện của Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM; một số thành phố – thị xã – huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu)
– Vùng II: 3.530.000 đồng/ tháng (Các huyện còn lại của Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM; một số thành phố – thị xã – huyện thuộc Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hạ Long, TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng…)
– Vùng III: 3.090.000 đồng/ tháng (Một số thành phố – thị xã – huyện thuộc Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TT Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Cần Thơ…)
– Vùng IV: 2.760.000 đồng/ tháng (với các địa phương không thuộc vùng I, II, III)
♦ Năm 2018, mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên 3.980.000 – đối với vùng 1 (như các quận của TP HN, HCM…)
♦ Khi xây dựng lương cơ bản doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện: Không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. và phải cộng thêm 7% nữa đối với lao động đã được đào tạo qua từ cấp nghề trở lên.
Ví dụ: Công ty ABC đang hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh – Khi tuyển nhân viên thì việc xác định lương cơ bản như sau:
+ Đối với các lao động chưa qua đào tạo nghề: ví dụ như Bảo vệ, lao công – dọn dẹp thì mức lương trả thấp nhất trong điều kiện làm việc bình thường, đủ thời gian làm việc trong tháng là 3.980.000
+ Đối với các lao động đã qua đào tạo từ cấp nghề như Nhân viên văn phòng, kế toán… thì mức lương trả thấp nhất trong điều kiện làm việc bình thường, đủ thời gian làm việc trong tháng là:
3.980.000 + 3.980.000 * 7% = 4.258.600
(Theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP)
♦ Lương cơ bản là cơ sở, cốt lõi, nền tảng để người lao động làm việc, duy trì cuộc sống. Còn trong thực tế doanh nghiệp có thể trả lương cao hơn rất nhiều hoặc tăng lương thực nhận bằng các khoản phụ cập, trợ cấp hoặc thưởng khác.
♦ Cách tính lương cơ bản trên là để tính ra số tiền thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả – phải thỏa thuận với người lao động để ghi lên hợp đồng lao động, còn trả cao hơn bao nhiêu mức lương cơ bản đó nhà nước không khống chế. Thông thường lương cơ bản này để tham gia bảo hiểm. Nhưng hiện nay, Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực thì mức tiền lương tham gia bảo hiểm còn bao gồm vài vài khoản phụ cấp khác nữa.
Bạn đang xem bài viết: Cách tính lương cơ bản năm 2018
Các từ khóa liên quan:
cách tính lương trên excel, hệ số lương cơ bản , cách tính lương cơ bản theo hệ số, phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu, lương tối thiểu vùng , quỹ dự phòng tiền lương
Có thể bạn quan tâm:
Mức lương tối thiểu vùng 2018
Theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng 2018 tăng khoảng 6,1% – 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Có hiệu lực từ ngày 25/01/2018. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2018.
>>>Chú ý:
Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
♦ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
♦ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề, cụ thể như sau:
>>>Xem chi tiết tại đây
Trả lời