Định khoản kế toán là công việc thường xuyên của một kế toán viên trong doanh nghiệp. Định khoản kế toán được đúc kết trong quá trình học tập tại các trường, cơ sở đào tạo chuyên môn. Thực tế thì những bạn sinh viên mới ra trường khi bắt đầu làm kế toán sẽ cảm thấy rất bối rối khi định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Trong sách vở – lý thuyết, học viên thường chỉ học một số nghiệp vụ mẫu, còn khi làm việc thực tế, tùy thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp – sẽ phát sinh hàng ngàn nghiệp vụ kinh tế khác nhau. Khi đó, kế toán viên cần phải nắm được phương pháp định khoản kế toán nhanh và chính xác.
>> Bạn có thể xem thêm các bài viết hữu ích khác tại website định khoản kế toán.

1. Trình tự lập định khoản
Gồm 4 bước:
+ B1: Xác định đối tượng kế toán, Tài khoản kế toán sử dụng
+ B2: Xác định biến động tăng, giảm của từng đối tượng kế toán
+ B3: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có với số tiền cụ thể là bao nhiêu.
+ B4: Lập định khoản kế toán
Nợ TK (tên tài khoản): số tiền
Có TK (tên tài khoản): số tiền
2. Nguyên tắc định khoản kế toán
+ Đối tượng kế toán biến động tăng ghi 1 bên, biến động giảm ghi 1 bên.
+ Tài khoản kế toán Nợ ghi trước – bên Có ghi sau
+ Dòng ghi Có phải so le với dòng ghi Nợ
+ Tổng giá trị bên Nợ sẽ bằng với tổng giá trị bên Có
+ Tài khoản kế toán có biến động tăng bên nào thì số dư được ghi tương ứng với bên đó.
+ Với những loại tài khoản lưỡng tính như: 131, 136, 1388, 331, 333, 336 – số dư có thể có ở cả bên Nợ và bên Có.
+ Những tài khoản kế toán loại: 5, 6, 7, 8, 9 thường không có số dư
3. Một số mẹo nhỏ để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán
– Tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2, có kết thúc là chữ số 8: thường mang tính chất khác. Ví dụ: TK 138 (phải thu khác), TK 2118 (TSCĐ khác), …
– Tài khoản 214, 229, 352, 521 là những tài khoản đặc biệt có tính chất làm giảm giá, có kết cấu ngược với các tài khoản cùng loại
– Các tài khoản có tính đối ứng và bù trừ:
• Tài khoản 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính, mở chi tiết theo đối tượng.
• Tài khoản 214 và 211, 213.
• Tài khoản 133 và 333.
Ngoài ra, việc học hiệu quả nhất khi học đi đôi với hành.
Khi làm nghiệp vụ, nên làm đi làm lại, nhớ kết cầu tài khoản, nhớ đối ứng của tài khoản này với tài khoản khác thường phát sinh như thế nào.
Để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán lâu và sâu sắc, bạn phải chăm chỉ làm bài tập định khoản và tiếp xúc với các nghiệp vụ thực tế, qua việc đi làm và đi học tại những nơi có điều kiện cho bạn thực hành.
>> Xem thêm: Tuyển thực tập kế toán.
Các từ khóa liên quan: định khoản kế toán, hạch toán kế toán, học định khoản kế toán, nguyên tắc định khoản kế, cách định khoản kế toán.
Trả lời