Công việc của kế toán tiền lương – Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương là một phần hành không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp. Việc hạch toán kế toán tiền lương cũng như các thủ tục đi kèm liên quan chặt chẽ đến chi phí tiền lương được trừ khi xác định thuế TNDN. Trong bài viết này, Công ty kế toán Hà Nội sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục thực tế cũng như cách hạch toán liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp SXKD
1. Công việc chủ yếu của kế toán tiền lương
+ Chấm công hàng ngày và theo dõi cán bộ công nhân viên
+ Tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên
+ Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lươngTheo dõi, phản ánh kịp thời số lượng NLĐ, thời gian lao động, tính chính xác tiền lương phải trả cho NLĐ ( gồm tiền lương, tiền phép năm, tiền thưởng…) vào đúng từng bộ phận có liên quan (như CP tiền lương cho nhân công trực tiếp là TK 622, CP tiền lương của sản xuất chung là TK 154, CP tiền lương của bộ phận bán hàng là TK 6422, CP tiền lương của bộ phận quản lý là TK 6421).
Dựa vào bảng chấm công và các giấy tờ liên quan như giấy xin nghỉ phép, quy chế lương thưởng,…tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp,…theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của doanh nghiệp.
Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau.
Xây dựng thang bảng lương để nộp cho cơ quan bảo hiểm.
Hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ của tiền lương để đủ cơ sở chắc chắn tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.
2. Yêu cầu đối với kế toán tiền lương
– Có chuyên môn, biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ.
– Nắm thông tin bảng lương của nhân viên, phụ cấp, BHXH..
– Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tính lương: ngày giờ làm việc, bảo hiểm..
– Biết khai báo thuế TNCN.
3. Các chứng từ cần sử dụng
+ Bảng chấm công
+ Bảng tạm ứng lương công ty
+ Phiếu tạm ứng lương nhân viên
+ Bảng thanh toán lươn và BHXH
+ Bảng chi tiết phụ cấp
+ Phiếu lương nhân viên
+ Bảng lương thanh toán qua ngân hàng
+ Báo cáo quyết toán thuế TNCN
+ Các biểu mẫu báo cáo BHXH
– Nếu tính lương cho công nhân theo sản phẩm thì hạn chế làm tròn, vì người lao động ăn theo sản phẩm rất khổ
– Nếu tính lương trên Phần mềm kế toán: nhập dữ liệu chính xác và kiểm tra đối chiếu lại báo cáo
Như vậy để kiểm tra chi phí tiền lương thì dựa vào bảng lương, danh sách nhân viên, hợp đồng lao động, chính sách thưởng, chứng từ chuyển tiền và bảng tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)…
Để xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác, bạn vui lòng truy cập trang web việc làm kế toán.
Bạn đang xem bài viết: Công việc của kế toán tiền lương
Các từ khóa liên quan: Công việc kế toán tiền lương, bản mô tả công việc kế toán tiền lương, kế toán tiền lương là gì, nhiệm vụ của kế toán tiền lương.
Trả lời