Nhằm giúp các bạn thuận tiện trong việc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) áp dụng cho các thu nhập từ tiền lương, tiền công, phụ cấp của các cá nhân có ký hợp đồng lao động (trên hoặc dưới 3 tháng, ketoantienluong.com xin trình bày một cách chi tiết bao gồm các ví dụ cụ thể cho từng trường hợp như sau.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại nước ta hiện nay là loại thuế được tính theo tháng đối với tiền lương, tiền công của người lao động. Việc kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán thuế TNCN sẽ được tính theo năm.
I/ Đối Tượng Nộp Thuế Thu Nhập Cá Nhân
a. Cá nhân cư trú tại Việt Nam
+ Cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch.
+ Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên có đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
+ Đối với người nước ngoài: Có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam: bao gồm cả ở khách sạn, nhà nghỉ, nơi làm việc… tổng số ngày thuê ở các hợp đồng từ 183 ngày trở lên.
b. Cá nhân không cư trú tại Việt Nam
Những cá nhân không đáp ứng ba điều kiện trên thì thuộc diện cá nhân không cư trú.
II/ Cách tính thuế TNCN
– Căn cứ để tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh là: Thu nhập tính thuế, thuế suất và được tính theo biểu lũy tiến từng phần.
– Các trường hợp tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần gồm: Hợp đồng lao động > 3 tháng (kể cả trường hợp ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi, những cá nhân ký hợp đồng > 3 tháng nhưng nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng lao động)
– Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm chi trả. VD: Trả lương tháng 12/2017 vào ngày 5/1/2018 thì tính thuế TNCN vào tháng 1/2/2018.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất
Trong đó: Thu nhập tính thuế TNCN = Tổng thu nhập(1) – (Các khoản bảo hiểm(2) + Các khoản giảm trừ(3) + Các khoản được miễn thuế(4))
1. Tổng thu nhập là các khoản được chi trả bao gồm: tiền lương, tiền công, thù lao, phụ cấp, trợ cấp…
2. Các khoản bảo hiểm bắt buộc theo tỷ lệ: BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%).
3. Các khoản giảm trừ:
– Giảm trừ gia cảnh:
+ Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng.
+ Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. (Phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
4. Các khoản được miễn thuế bao gồm:
– Tiền ăn giữa ca không vượt quá 730.000 đ/tháng.
Ví dụ: Nếu bạn được phụ cấp tiền ăn là 750.000 đ/tháng thì được miễn 730.000đ, còn 750.000 – 730.000 = 20.000 sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN
– Chi phí phụ cấp trang phục không hơn 5.000.000 đ/năm (Miễn toàn bộ nếu chi bằng hiện vật)
Ví dụ: Nếu bạn nhận tiền phụ cấp trang phục là 4.900.000đ/năm/người thì sẽ được miễn toàn bộ
Nếu bạn nhận được 5.200.000đ/năm/người thì được miễn 5.000.000, còn 200.000đ sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
– Phụ cấp điện thoại, tiền xăng, tiền công tác phí (theo Quy chế tài chính/Quy chế nội bộ của Công ty).
– Thu nhập làm thêm vào ngày nghỉ, lễ, ban đêm được trả cao hơn tiền công so với ngày thường
Ví dụ: Bạn ngày làm được 50.000đ/giờ nhưng làm thêm ban đêm được 70.000đ/giờ thì 70.000 – 50.000 = 20.000đ sẽ được miễn thuế
– Phụ cấp thuê nhà không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)…
Bạn đang xem bài viết: Cách tính thuế thu nhập cá nhân.
Các từ khóa liên quan: Cách tính thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân, hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân, cách tính thuế TNCN, hướng dẫn tính thuế TNCN.
Trả lời